ÁP XE GAN
I. ÁP XE GAN LÀ GÌ?
II. TẠI SAO CHÚNG TA LẠI BỊ ÁP XE GAN?
![]() |
Entamoeba histolytica dạng tự dưỡng |
Amíp tồn tại dưới hai dạng: dạng tư dưỡng (trophozoites) là dạng gây bệnh và dạng bào nang (kyste) là nguồn truyền bệnh. Người đã bị nhiễm amíp sẽ phóng thích bào nang theo phân ra ngoài. Bào nang này có thể sẽ sống khá lâu ở môi trường bên ngoài (1-2 tuần) nếu nó gặp nước hoặc ở chỗ ẩm ướt. Chúng ta bị nhiễm amíp khi nuốt bào nang trực tiếp qua tay dơ (sau khi tiếp xúc với người bệnh) hoặc gián tiếp khi uống nước hay ăn thức ăn đã bị nhiễm bào nang của amíp. Vào trong ruột, bào nang sẽ biến thành các amíp dạng tư dưỡng; có khi gây bệnh ngay nhưng cũng có khi sống trong ruột mà không gây bệnh. Những người như thế được gọi là “người lành mang trùng”. Tuy nhiên, người lành mang trùng thường xuyên phóng thích amíp ra phân dưới dạng bào nang và chính họ là nguồn truyền bệnh cho người khác.
![]() |
Entamoeba histolytica dạng bào nang |
III. LÀM SAO BIẾT MÌNH BỊ ÁP XE GAN?
IV. ÁP XE GAN CÓ THỂ CÓ CÁC BIẾN CHỨNG NÀO?
V. CÁCH CHỮA TRỊ ÁP XE GAN NHƯ THẾ NÀO?
VI. LÀM SAO ĐỂ PHÒNG NGỪA ÁP XE GAN?
NHIỄM SÁN LÁ GAN
I. BỆNH NHIỄM SÁN LÁ GAN LÀ GÌ?
II. SÁN LÁ GAN GÂY BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
![]() |
Sán lá gan lớn Fasciola hepatica |
![]() |
Sán lá nhỏ Clonorchis sinensis |
2. Sán lá nhỏ sống chủ yếu trong đường mật và đẻ trứng. Trứng cũng theo phân ra ngoài. Gặp nước trứng sẽ nở ra ấu trùng. Ấu trùng ký sinh trong các sinh vật sống ở dưới nước như cá, ốc… Chúng ta bị nhiễm sán lá nhỏ là do ăn các loại cá như cá chép, cá rô… và các loại ốc đã bị nhiễm mà không nấu chín. Những nơi có thói quen ăn gỏi cá sống, cá nướng trui hoặc các món ốc mà không được nấu chín thường dễ bị nhiễm sán lá nhỏ. Ấu trùng vào ruột sẽ đi ngược lên đường mật rồi cư trú ở đó. Khi sán lá nhỏ trưởng thành sẽ đẻ trứng và tiếp tục chu trình lây nhiễm cho người khác.